Saturday, April 19, 2014

ĐỨC KIÊN - CÓ KIÊN THIẾU ĐỨC

         
Một câu hỏi đặt ra, Nguyễn Đức Kiên có thỏa chí của một người đàn ông? Khi mà Nguyễn Công Trứ đã từng thốt : "Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông". Tôi không biết ông ta làm những gì phạm pháp, và cũng không cần biết những trò chơi kinh tế lẫn chính trị. Tôi chỉ biết về người đàn ông "đích thực", ông Kiên thiếu Đức hình như có thừa. Này nhé, một người đàn ông phải đau đáu ba điều sau đây :

  • Một là, lập công. Tùy cách hiểu từ "công" của mỗi bạn, và bạn hãy xem ông Kiên thiếu Đức làm được những gì : "Ông Kiên có vị trí trong Hội đồng quản trị của ACB từ 1994 và đến ngày 17/10/2006 đã nắm giữ hơn 4,1 triệu cổ phiếu ACB, vợ ông nắm 4,5 triệu cổ phiếu ACB, 3 người em của ông Kiên nắm 10,7 triệu cổ phiếu ACB (Tổng khối lượng lưu hành của ACB lúc này là hơn 110 triệu đơn vị, tương đương hơn 1.100 tỷ đồng vốn điều lệ). Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng Nguyễn Đức Kiên và ba em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB. Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như EximbankKiên Long bankVietbankĐại ÁTechcombank. Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.Trong lĩnh vực du lịch, Nguyễn Đức Kiên Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria. Theo báo cáo thường niên năm 2010 của Ngân hàng ACB thì hiện nay ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu. Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm – Hà Nội."[1]
  • Hai là, lập đức. Chữ Đức được kết hợp từ ba bộ chữ là chữ sách, chữ trực và chữ tâm. Trong đó, chữ sách có nghĩa là bước đi, hành động; chữ trực nghĩa là ngay thẳng, chính trực; chữ tâm mang ý nghĩa về sự suy tư, về ý nghĩ, tư duy. Như vậy có thể hiểu một cách khái quát: Chữ Đức nghĩa là sống thực với chính mình, làm đúng với lương tâm mình.[2] (xin cắt nghĩ một chút, làm đúng với lương tâm là luôn làm theo điều đúng đắn). Nói là vậy, nhưng thực thi mới khó làm sao. Trên đời này có mấy ai sống trọn chữ Đức cơ chứ. Cho nên, cũng chẳng trách ông Kiên thiếu Đức.
  • Ba là, lập ngôn. À, chữ ngôn cũng có dăm bảy đường, ví như Nguyễn Du từng thán qua Đọc Tiểu Thanh ký với đôi câu thơ như sau: “Không biết ba trăm năm lẻ nữa. Người đời ai khóc Tố Như chăng?”. Vậy cũng đã gần ba trăm năm rồi, tôi và bạn có từng “khóc” cho Tố Như khi người đời nhắc đến Truyện Kiều chưa?. Còn ông Kiên thì sao? Bạn thử vào google gõ cụm từ “bầu Kiên” thì có đến 17.6 triệu kết quả trong vòng 0.39 giây, hay cụm từ “nguyễn đức kiên” thì chuyên trang bách khoa mở wikipedia “ngạo nghễ” hình ảnh và thông tin đến từng “cọng lông” của ông ta. Thống kê trên vẫn chưa tính đến phiên tòa xét xử cách đây mấy ngày của ông ta và “những người bạn”. Đồng thời, cũng chưa nhắc đến “điển tích” tài chính mà được nhiều giáo sư – tiến sĩ trích giảng như cơm bữa, chắc cho đến vài trăm năm sau quá. Bạn và tôi có được như ông ta chăng?
Làm cả ba điều thật khó, nhưng làm được thì bạn trở thành vĩ nhân mất tiêu rồi. Do đó, chỉ cần bạn làm được một trong ba điều thì bạn đáng mặt đàn ông. Chẳng phải ông Kiên thiếu Đức làm được 2 rồi sao. Cũng chỉ vì ông thiếu cái Đức mà mới nên nông nổi ngày hôm nay.
Thật sự, tôi chỉ thật sự quan tâm ông Kiên thiếu Đức qua hình ảnh của phiên tòa xét xử vừa rồi. Ông Kiên thiếu Đức dám đối diện với nỗi sợ hãi bằng sự cứng rắng đầy “trung kiên”. Ông dữ dằn vẫn có hiên ngang, ông sợ hãi vẫn có lạnh lùng, ông “đàn ông” vẫn có khác biệt (Bầu Kiên nói: “Tôi xin báo cáo hội đồng xét xử, ngày hôm qua tức ngày 15/4/2014, tôi đã nhận được ý kiến của ông giám thị trại giam yêu cầu tôi phải mặc đồng phục do trại cấp. Căn cứ vào các quy định của pháp luật tôi cho rằng tôi không có trách nhiệm và nghĩa vụ phải mặc đồng phục của trại giam cấp[3]).
Tôi cũng muốn làm được một trong ba điều trên nhưng mỗi hành động của tôi phải luôn lẩm bẩm “PHÀM LÀM VIỆC GÌ CŨNG PHẢI NGHĨ ĐẾN HẬU QUẢ”.
 CHÂU ĐÌNH LINH



[1]http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%E1%BB%A9c_Ki%C3%AAn_(sinh_1964)
[2] http://www.mynghehaiminh.vn/chuyen-san/do-go-my-nghe-do-co/136/chu-duc-y-nghia-chu-duc
[3] http://soha.vn/xa-hoi/vi-sao-bau-kien-khong-mac-dong-phuc-cua-trai-giam-201404161558099.htm

No comments:

Post a Comment