Monday, April 28, 2014

TRI THỨC VÀ THÓI HÁO DANH

Trí thức là một thành phần quan trọng, đóng vai trò định hình tư tưởng, dẫn dắt xã hội. Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, không phải toàn bộ nhưng ít nhất một bộ phận trong số họ có những nhược điểm cố hữu. Xin giới thiệu một số bài viết của ông về chủ đề này với mục đích tự nhìn lại mình, phản tư để thấu hiểu và thay đổi chính mình.
  1. Thói háo danh và vĩ cuồng của trí thức
  2. Giới thông thái chân đất
  3. Truy tìm căn nguyên thói “háo danh” của trí thức
Thói háo danh và căn bệnh vĩ cuồng, từ xưa trong hoàn cảnh nhược tiểu nhiều người đã mắc, tới nay trong hoàn cảnh chớm hội nhập với thế giới, bệnh lại trầm trọng hơn trong một bộ phận trí thức.
Bệnh sùng bái danh hiệu, chức vụ... trong giới trí thức vừa được Đặng Hữu Phúc xem như một quốc nạn. Chỉ có thể chia sẻ với một khái quát như thế nếu người ta nhận ra những gì đứng đằng sau cái căn bệnh có vẻ dễ thương đó là sự liên đới của nhiều “chứng nan y“ cùng là sự tha hoá của giới trí thức cũng như của nhiều lớp người khác.
Bài viết Tôi chỉ là Ashkenazy! Hay quốc nạn loạn chức danh, học vị gợi tôi nhớ tới một câu chuyện trong sử cũ.

Tuesday, April 22, 2014

VIỆT NAM – VÒNG LUẨN QUẨN CỦA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH

        Ngày 15/4, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hội thảo mổ xẻ vấn đề “Tránh bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam” với sự tham gia của rất nhiều chuyên gia kinh tế - tài chính đầu ngành. Theo nhìn nhận của GS. TS Vương Đình Huệ, trạng thái bẫy thu nhập trung bình là một tình huống mang tính tiến thoái lưỡng nan trong xây dựng và thực hiện các chính sách, có khả năng làm giảm hiệu quả của các nỗ lực phát triển kinh tế[1]. Tuy nhiên, hai tình huống xảy ra, nếu Việt Nam chưa rơi vào bẫy thì kế sách phòng tránh “bẫy thu nhập trung bình” là điều tất yếu; còn nếu Việt Nam đã rơi vào bẫy thì đối sách là “leo” ra khỏi bẫy. Vậy, Việt Nam rơi hay chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình? Bởi chỉ cần chuẩn đoán sai bệnh thì khi dùng thuốc sẽ làm bệnh càng thêm trầm trọng.

Monday, April 21, 2014

Ingvar Kamprad - Chủ tịch tập đoàn đồ gỗ IKEA

Hãy lắng nghe những chia sẻ về hoạt động kinh doanh của ông chủ IKEA : "Trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nghĩ rằng, tôi không khác biệt lắm so với mọi người. Bởi vì cũng như họ, tôi bắt đầu kinh doanh từ rất sớm, tôi cảm thấy vui thích trong mọi hoạt động kinh doanh. Nhưng tôi còn sung sướng hơn nhiều mỗi khi nắm bắt được ý tưởng mới và tôi biết cách thiết phục người khác rằng, những ý tưởng đó có thể trở thành hiện thực. Triết lý của tôi có thể được tóm tắt như sau : để quản lý tốt thì phải hiểu biết mọi chuyện đến từng chân tơ kẽ tóc. Điều gì là chính yếu trong quản lý - người ta thường hỏi tôi như vậy, tôi nói đó là tình cảm. Nếu anh không chiếm được tình cảm của mọi người thì anh không bao giờ có thể bán được thứ gì cho họ. Tình cảm và kinh doanh không tách rời với nhau. Tôi không bao giờ thỏa mãn cả, có điều gì đó nhắc nhở tôi rằng, những gì tôi đã làm được hôm nay, đến mai phải được làm tốt hơn. Triết lý kinh doanh của IKEA được xác định bằng một nguyên tắc vàng "bất cứ vấn đề gì cũng phải được nhìn nhận như một khả năng mới, chính các vấn đề đó mang lại cho chúng ta những cơ hội bất ngờ."

Sunday, April 20, 2014

7 LÍ DO VÌ SAO BẠN CỨ MÃI TẦM THƯỜNG VÀ KÉM CỎI


Trong khi bạn đang chơi Candy Crush hoặc Flappy Bird, ai đó đang thu nhận được những thông tin thú vị và đáng giá hơn cho cuộc sống của họ gấp nhiều lần. Hoặc đơn giản họ chỉ đang hoàn thiện khả năng vi tính của bản thân - bạn chắc bạn ổn về khoản này chứ?

Saturday, April 19, 2014

ĐỨC KIÊN - CÓ KIÊN THIẾU ĐỨC

         
Một câu hỏi đặt ra, Nguyễn Đức Kiên có thỏa chí của một người đàn ông? Khi mà Nguyễn Công Trứ đã từng thốt : "Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông". Tôi không biết ông ta làm những gì phạm pháp, và cũng không cần biết những trò chơi kinh tế lẫn chính trị. Tôi chỉ biết về người đàn ông "đích thực", ông Kiên thiếu Đức hình như có thừa. Này nhé, một người đàn ông phải đau đáu ba điều sau đây :

Friday, April 18, 2014

KHÁCH HÀNG GEN Y VÀ NGÂN HÀNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM : TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỘT PHÂN KHÚC MỚI.

                                                                            
Tóm tắt
Ngày nay, dân số toàn cầu đã vượt cột mốc 7 tỉ người, nhưng trong đó một con số đáng lưu tâm là khoảng 3.72 tỷ người có độ tuổi dưới 30[1]. Những người này được xếp vào thế hệ Gen Y, và 10 năm tới họ sẽ là động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ tiêu dùng, dịch vụ tài chính, tiết kiệm, đầu tư... Theo tổ chức thẻ Visa, thế hệ Gen Y có thể chi tiêu lên tới 2.450 tỷ USD[2] vào năm 2015. Con số trên làm cho mọi tổ chức trung gian tài chính phải suy ngẫm lại tầm quan trọng của một thế hệ mới trong dịch vụ tài chính – ngân hàng, đồng thời định hình lại chiến lược marketing từ phân khúc khách hàng đến kênh phân phối, chiêu thị và sản phẩm tài chính…Vì vậy, nội dung bài viết tập trung nhận diện thế hệ Gen Y và phác thảo về tầm quan trọng của thế hệ Gen Y đối với hệ thống ngân hàng bán lẻ trên thế giới. Theo đó, sẽ đề xuất một phân khúc thị trường mới để phù hợp với bối cảnh phát triển của ngân hàng bản lẻ tại Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu hiện nay.

Đặt vấn đề
Mỗi khách hàng là một thực thể khác biệt trong bất kỳ một thị trường nào từ nhu cầu, nguồn lực, địa điểm, thái độ mua hàng, đến thực tiễn mua hàng[3]. Khách hàng ngân hàng chẳng những không nằm ngoài xu thế đó, mà còn thay đổi liên tục về những hành vi sử dụng dịch vụ tài chính. Chính điều này đã hướng các ngân hàng (doanh nghiệp) phân chia những thị trường rộng lớn, không đồng nhất thành những phân khúc nhỏ hơn. Việc phân chia sẽ giúp tiếp cận hiệu quả hơn với những dịch vụ tài chính đáp ứng được các nhu cầu riêng biệt của khách hàng.
Có rất nhiều tiêu thức để phân chia thị trường tùy thuộc chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng, họ sẽ lựa chọn tiêu thức nào như : phân khúc địa lý, phân khúc theo nhân khẩu học, tâm lý và hành vi chủ yếu. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả chỉ tập trung phân khúc thị trường theo nhân khẩu học, mà cụ thể là dựa vào độ tuổi và phân chia theo thế hệ quy ước như thế hệ Baby Boomers (những người sinh sau thế chiến thứ 2 từ 1946 đến 1964), thế hệ X (giữa 1964 và 1980), thế hệ Y (từ sau 1980 đến 1995, có thế đến 2000), thế hệ Z (sau 2000)[4]. Và từ đó, khẳng định tầm quan trọng của thế hệ khách hàng Gen Y đối với hoạt động ngân hàng bán lẻ trên thế giới.

Wednesday, April 16, 2014

CÓ NÊN BỎ TRẦN LÃI SUẤT Ở THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI?

Ngày 17/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố giảm trần lãi suất huy động VND kỳ hạn dưới 6 tháng từ 7%/ năm xuống còn 6%/năm và trần lãi suất USD là 1%/năm. Theo thống đốc Nguyễn Văn Bình, việc hạ trần lãi suất huy động ngoại tệ sẽ giảm dần tình trạng tích lũy ngoại tệ, khuyến khích giao dịch tiền gởi bằng VND. Và động thái giảm trần lãi suất huy động VND sẽ tạo điều kiện chi các thành phần kinh tế có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn tín dụng. Mặt tích cực ngay lập tức tác động lên thị trường chứng khoán và mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại được điều chỉnh từ 0.5% - 1.5%/năm.
Tuy nhiên về mặt lý luận, trên rất nhiều diễn đàn kinh tế tài chính vẫn đang tranh luận gay gắt về việc bỏ hay duy trì trần lãi suất tiền gửi. Mỗi trường phái đều đưa ra những quan điểm của riêng mình. Có quan điểm cho rằng hiện giờ chưa phải là thời điểm chín muồi để bỏ trần lãi suất , do kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc, tiềm ẩn lạm phát, đặc biệt việc tái cơ cấu chưa được giải quyết dứt điểm, các ngân hàng yếu kém dễ làm tái diễn lại tình trạng cạnh tranh vô lối, giành giật khách hàng gửi tiền, làm méo mó thị trường tiền tệ. Quan điểm còn lại, cho rằng việc áp đặt trần lãi suất là một động thái vừa sai lầm về lập luận, vừa không có hiệu quả, thậm chí có tác hại làm bóp méo sự vận hành của thị trường tiền tệ bởi những nguyên lý thị trường đã bị dẹp bỏ trong sự tồn tại của trần lãi suất. Chính vì vậy, bài viết sẽ đưa ra quan điểm riêng về trần lãi suất huy động, dưới lăng kính là một công cụ chính sách tiền tệ của NHNN.