Wednesday, October 15, 2014

THẺ TÍN DỤNG – HÃY CẨN TRỌNG

Theo báo cáo của Euromonitor International 2013, thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam sẽ duy trì tình hình khả quan với sự tăng trưởng ở 2 con số cho các năm tới. Còn công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ Research & Markets cho biết, thị trường thẻ Việt Nam là thị trường năng động nhất thế giới và đang bước vào cuộc đua cạnh tranh không khoan nhượng giành giật thị phần giữa các ngân hàng, cả nội lẫn ngoại. Sự tăng trưởng này được định hướng và điều tiết bởi NHNN để thực hiện chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam.
Hơn 10 năm về trước, cột mốc được coi là điểm khởi đầu của thị trường thẻ ngân hàng, khi đó chỉ mới có 2 loại thẻ nội địa dùng trên máy ATM là Connect 24 của Vietcombank và F@st Access của Techcombank với tổng số lượng phát hành đạt 234.000 thẻ (kể cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế). Nhưng cho đến nay, năm 2014, số lượng thẻ phát hành đã gấp 282 lần và luôn duy trì tỷ lệ tăng trưởng rất cao hằng năm, có năm trên 300%.

LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG: TRÔNG ĐỢI TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU


Đến hẹn lại lên, có thể cuối tháng này hoặc sang tháng sau, các ngân hàng và doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp tục công bố báo cáo tài chính Quý III/2014 trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, nổi bật và được nhiều sự quan tâm hơn cả là tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại.
Lúc này, chắc chắn, một trong những chỉ tiêu của báo cáo tài chính được bàn luận và đề cập liên tục bên cạnh nợ xấu, tăng trưởng tín dụng là kết quả lợi nhuận mỗi ngân hàng. Nhưng dư luận sẽ mổ xẻ ở khía cạnh nào? Như các năm trước “ngân hàng lợi nhuận khủng”, “hé lộ lợi nhuận siêu khủng của hàng loạt ngân hàng”, “điểm mặt từng ngân hàng lợi nhuận cao”… hay thay vào đó là sự ảm đảm “lợi nhuận ngân hàng cụt vì nợ xấu”, “bóng đen nợ xấu ám ảnh lợi nhuận ngân hàng”, “dự phòng lớn ăn mòn lợi nhuận”…Thông qua các dữ liệu quá khứ và triển vọng kinh tế vĩ mô hiện tại, có thể khẳng định, bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý III/2014 khó có thể xóa tan sự u ám của nợ xấu và sự tăng trưởng tín dụng ì ạch. Nhưng bằng nhiều cách xử lý số liệu tài chính, chu kỳ tăng trưởng tín dụng nhanh vào các tháng cuối năm và tiến trình kéo dãn trích lập dự phòng khi “bán” nợ xấu cho VAMC, các ngân hàng vẫn có thể hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận như kế hoạch đề ra.

NỢ XẤU LÀ GÁNH NẶNG HAY KHOẢN ĐẦU TƯ


Nợ xấu không phải là chuyện của riêng Việt Nam, mà các nước trên thế giới đều phải đối mặt, nhưng ở những mức độ khác nhau. Theo bài viết “Mắc kẹt trong bẫy tín dụng”, có một vài lý do giải thích cho việc tăng trưởng và sản lượng sụt giảm, một lý do quan trọng là nợ. Nợ tạo ra một vòng luẩn quẩn: nợ cao dẫn đến tăng trưởng thấp và sau đó tăng trưởng thấp khiến nợ tiếp tục tăng lên. Vậy khi nợ cao, chắc chắn nợ xấu cũng sẽ không hề nhỏ, nợ tăng lên thì nợ xấu không thể không gia tăng. Nên, muốn tăng trưởng thì phải đánh đổi với nợ, nhưng không vì thế mà không thể kiểm soát được khoản nợ xấu xuất hiện. Đồng thời, ý thức về tầm nguy hại của nợ xấu đối với ổn định tài chính thì cơ quan quản lý sẽ có những đối sách quản trị chủ động cho vấn đề này.